Rèm sáo gỗ là một mẫu rèm hiện đại, cao cấp, mang sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian. Vậy mẫu rèm này có các ưu điểm gì? Bảng báo giá rèm sáo gỗ ra sao? Bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ưu điểm của rèm sáo gỗ
Rèm sáo gỗ có thể chống nắng và giữ nhiệt rất hiệu quả, chúng làm cho không gian của chúng ta trở nên mát mẻ, riêng tư và yên bình. Với những vân gỗ mang màu sắc tự nhiên, rèm sáo gỗ tạo nên sự hài hòa với thiên nhiên, sự ấm cúng và vô cùng tinh tế.
Rèm sáo gỗ được làm từ những lá gỗ được nối với nhau bằng những sợi dây dù bền chắc, chúng đem lại sự tinh tế và ấm áp cho không gian, giúp chúng ta cảm thấy thân thiện với thiên nhiên. Các loại rèm sáo gỗ rất dễ dàng trong việc sử dụng và điều khiển, bạn có thể lật xoay những lá gỗ để điều chỉnh mở hay đóng rèm bằng những thao tác rất đơn giản.
1.1. Thông số kỹ thuật của lá rèm gỗ
Các lá gỗ trước khi được lắp ghép thành những bộ rèm, chúng được xử lý rất kỹ lưỡng và tỉ mỉ bằng những dây chuyền công nghệ tiên tiến. Đầu tiên, các lá gỗ được hấp nhiệt và ép dầu để khắc phục hiện tượng cong vênh và mốc meo. Sau đó chúng được đưa vào quá trình sơn UV để giúp tăng màu sắc và cuối cùng là được phủ một lớp sơn bóng để chống trầy xước, giúp bộ rèm óng ả và giảm bụi bẩn.
Các lá gỗ được thiết kế và sản xuất với chiều rộng là 3,5cm và 5cm, với độ dày của lá là 3,2mm. Tùy vào thích hợp và kích thước ô cửa mà khách hàng chọn lựa kích thước lá rèm hợp lý.
1.2. Những phụ kiện đi kèm với rèm sáo gỗ
Mỗi bộ rèm sáo gỗ hoàn chỉnh không thể thiếu những phụ kiện đi kèm để bộ rèm có thể hoạt động mượt mà và hiệu quả. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của rèm sáo gỗ. Nếu như phụ kiện có nguồn gốc chất lượng cao thì giá cả của bộ rèm sẽ cao hơn. Một số phụ kiện kèm theo với rèm sáo gỗ có thể nói đến như:
- Một khung nhôm hay còn gọi là hộp kỹ thuật, nó thường được sơn tĩnh điện tạo độ óng ánh đẹp. Hộp kỹ thuật này bọc cho động cơ hoặc hệ thống điều chỉnh rèm.
- Liên quan đến hộp kỹ thuật là một miếng nẹp gỗ, đây là một thanh gỗ có chiều rộng khoảng 6cm dùng để che phần khung nhôm khi hoàn tất việc lắp đặt để bộ rèm trông thẩm mỹ hơn.
- Một số phụ kiện khác như: dây thang dùng để giữ rèm, dây dù để kéo, điều chỉnh rèm lên xuống, lật xoay, trụ đỡ gắn tường…
2. Các loại rèm sáo gỗ
Chúng ta có thể chia rèm sáo gỗ thành các nhóm khác nhau theo chất liệu là rèm sáo gỗ thiên nhiên và rèm sáo gỗ nhân tạo. Ngoài ra, còn có thể chia theo cách vận hành rèm là rèm sáo gỗ kéo tay và rèm sáo gỗ điều khiển tự động. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại rèm sau đây.
2.1. Rèm sáo gỗ tự nhiên
Rèm sáo gỗ thiên nhiên được chế tạo, lắp ráp từ chất liệu gỗ thiên nhiên rất đẹp mắt. Các loại gỗ này thường có nguồn gốc chính từ các quốc gia ở vùng lạnh như nước Nga và các nước ở khu vực Bắc Mỹ.
Các mẫu gỗ làm rèm cần được chọn lọc và gia công rất cẩn thận và tỉ mỉ thì mới tạo nên được một bộ rèm chất lượng và tinh tế. Vì được xử lý theo quy trình công nghệ tiên tiến nên rèm sáo gỗ thiên nhiên có trọng lượng rất nhẹ, chống cong vênh mối mọt tốt và đặc biệt độ bền rất cao.
2.2. Rèm sáo gỗ nhân tạo
Rèm sáo gỗ nhân tạo được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp hoặc nhựa PVC. Các chất liệu này đều tạo nên bộ rèm có độ bền cao, không bị cong vênh, mối mọt hay phai màu. Đây là mẫu rèm rất thích hợp dành cho những không gian ẩm ướt, độ ẩm cao như nhà bếp và phòng tắm.
3. Cách đo rèm để tính chi phí báo giá rèm sáo gỗ
Giá của màn sáo gỗ được tính theo mét vuông, bạn cần lấy chiều rộng nhân với chiều cao của bộ màn để biết diện tích. Tiếp đến, lấy diện tích đó nhân với đơn giá để có được chi phí cho 1 bộ màn.
Có hai cách gắn rèm phù hợp với vị trí của cửa sổ:
Nếu bạn gắn rèm vào trong khung cửa thì đo kích thước trong khung cửa. Số đo này là số đo khá chính xác. Điều kiện để gắn rèm vào trong khung cửa là lòng cửa phải sâu tối thiểu là 7cm, chú ý không bị chạm vào tay nắm cửa để tránh màn sáo gỗ bị rách khi kéo lên. Ưu điểm của cách gắn này là rèm nhìn rất gọn gàng, không bị vướng các vật dụng khác như tranh kệ tủ, khung phào chỉ nổi quanh khung cửa… Lòng cửa sâu thì bộ rèm sẽ rất hoàn hảo
Rèm sáo gỗ gắn vào trong khung cửa sẽ rất đẹp và gọn gàng Nếu gắn rèm che qua mép cửa thì ít nhất là rèm phải che qua mỗi cạnh là 5cm. Tùy theo thiết kế mà có thể gắn rèm lên sát trần. Khi đo rèm cho cách gắn này bạn phải chú ý đến sự hài hòa, cân đối giữa khoảng cách từ mép trên của khung cửa đến trần nhà và khoảng tường 2 bên. Bạn hãy chú ý xem có bị vướng kệ , tủ tranh ảnh, máy lạnh hoặc các vật dụng nội thất khác hay không.
Khảo sát thực tế để tư vấn vị trí gắn rèm cho phù hợp Chú ý : Nếu diện tích màn sáo gỗ nhỏ hơn 1m2 thì vẫn tính là 1 mét vuông, Nếu chiều cao của bộ rèm nhỏ hơn 1 mét thì làm tròn lên 1 mét rồi tính diện tích
Ví dụ : Bộ rèm của bạn rộng 1.2m, chiều cao 0.9m thì chiều cao được làm tròn lên 1.0 mét rồi tính diện tích : 1.2m x 1m = 1.2 m2 chứ không phải : 1.2m x 0.9m = 1.08 m2
4. Báo giá rèm sáo gỗ cửa sổ cho khách hàng tham khảo
Giá của một bộ rèm sáo gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như chất liệu gỗ được chọn và chất lượng phụ kiện đi kèm. Ngoài ra, giá của bộ rèm cũng liên quan đến kích thước ô cửa và vị trí cần lắp đặt rèm. Dưới đây là thông tin bảng báo giá rèm sáo gỗ mời các bạn tham khảo:
- Rèm làm từ chất liệu gỗ tự nhiên có giá từ 600.000 đến 1.200.000/m2 tùy loại gỗ và kích thước.
- Rèm làm từ chất liệu công nghiệp có giá từ 420.0000/m2 đến 800.000.
5. Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho khách hàng các thông tin về rèm sáo gỗ và thông tin bảng báo giá rèm sáo gỗ để khách hàng tham khảo và lựa chọn. Hãy liên hệ trang web Mian.vn để được tư vấn thêm và xem các sản phẩm rèm gỗ nhé!
>>> Xem thêm: Rèm Gỗ Ngăn Phòng Phong Thủy Cực Chất Lượng
Thu Hien – Chuyên gia trong lĩnh vực nội thất
Có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành và đã đóng góp rất nhiều cho việc phát triển và ứng dụng các sản phẩm từ gỗ. Với kiến thức sâu rộng và đam mê với các sản phẩm nội thất làm từ gỗ, bằng sự chuyên môn và sáng tạo, tôi sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng về ưu điểm và cách sử dụng các sản phẩm làm từ gỗ, hạt gỗ để tạo ra không gian trang nhã và sang trọng.